Hội chứng buồng trứng đa nang là gì:
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là bệnh nội tiết thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trên lâm sàng, đây là một bệnh đặc trưng bởi thiểu kinh, vô kinh, vô sinh, béo phì, rậm lông, mụn trứng cá, phì đại buồng trứng hai bên và không phóng noãn kéo dài. Trong Y học cổ truyền không có tên bệnh là “hội chứng buồng trứng đa nang”, nhưng theo biểu hiện lâm sàng của nó, nó thuộc về “chậm kinh”, “vô kinh”, “rong kinh”, “hiếm muộn”, “khối tích tụ trong bụng hay còn gọi là trưng hà”.
Quan điểm của Đông Y trong việc điều trị hội chứng buồng trứng đa nang có gì đặc biệt:
Từ khi hình thành đến nay việc điều trị bằng Đông Y luôn lấy “cá nhân hóa trong điều trị” làm tôn chỉ, cái mà ngày nay Tây y bắt đầu chú trọng đến. Đông Y luôn xem con người là một thể thống nhất, là một vũ trụ thu nhỏ, khi có một sự rối loạn nào bên trong cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng của toàn cơ thể, chính vì vậy Đông Y luôn đề cao việc “ chữa người bệnh, không chữa bệnh”. Hiện nay điều trị hội chứng buồng trứng đa nang có nhiều rất nhiều lựa chọn, do đó dễ gây lúng túng cho người bệnh nếu không được tư vấn, giải thích một cách cụ thể, rõ ràng.
Đến với Tây Y bệnh nhân sẽ được bổ sung các hormon mà cơ thể thiếu hụt, và điều chỉnh sự rối loạn nhịp tiết hormon bằng liệu pháp hormon theo định mức, theo hệ quy chiếu đã được nghiên cứu, hoặc phẫu thuật, hoặc dùng IVF – đối với trường hợp hiếm muộn, tuy nhiên ít nhiều thì khi có tác động cơ học đến buồng trứng có thể gây ảnh hưởng đến việc dự trữ buồng trứng.
Đến với Đông Y mỗi bệnh nhân mắc hội chứng đa nang nói riêng, và các bệnh nhân mắc các bệnh lý khác nói chung sẽ được thăm khám đánh giá một cách toàn diện để tìm nguyên nhân, gốc rễ, phân loại thể bệnh và được đưa ra một phác đồ riêng phù hợp nhất. Thay vì việc điều trị ngọn bằng cách bổ sung ngoại lai các hormon mà cơ thể thiếu, thì Đông Y căn cứ theo thể bệnh, cơ chế hình thành thể bệnh mà tập trung vào việc giải quyết gốc rễ của vấn đề, nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt và rối loạn hormon, đồng thời kết hợp thêm việc điều trị phần ngọn bằng cách bổ sung các hormon có nguồn gốc từ thực vật (phytoestrogen…) để tăng hiệu quả điều trị. Cũng chính là quan điểm “tiêu bản đồng trị của Đông Y
Đối với bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang Đông Y phân thành 4 nhóm:
Thể thận hư: trên lâm sàng biểu hiện bởi kinh nguyệt ra ít hoặc kinh trễ, lượng kinh ít, sắc nhạt, loãng dần rồi ngừng, kèm đau lưng đau vai gáy, chân tay lạnh … . Thể này thường hay đi kèm với khí huyết suy với biểu hiện người mệt mỏi ớn lạnh, chóng mặt, tai ù, sắc mặt nhợt nhạt, xây xẩm mặt mày.
=> Phương pháp điều trị: bổ tinh bổ thận, bồi bổ khí huyết
Đàm thấp: Trên lâm sàng thường thấy kinh nguyệt muộn, lượng ít thậm chí không ngừng, sắc nhạt dính, lâu ngày có thể vô sinh, người mập, nặng mỏi. Đàm thấp nếu là đàm nhiệt ứ kết thì thường kèm người nóng bức rứt, hay khát, da dầu, mụn nội tiết nhiều, hay thèm ăn. Nếu đàm thấp do tỳ hư thường kèm theo đờm trong họng, mệt mỏi, đại tiện lỏng, ăn kém, ăn ít nhưng dễ tăng cân.
=> Phương pháp điều trị: tùy thể đàm thấp do đàm nhiệt ứ kết hay tỳ hư mà sẽ dùng phương pháp thanh nhiệt trừ đàm hay kiện tỳ táo thấp.
Can kinh thấp nhiệt: trên lâm sàng thường thấy kinh nguyệt ít, rất ít thậm chí vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, băng huyết, sau khi kết hôn hiếm muộn, cơ thể khỏe mạnh rậm lông, đau ngực trước khi có kinh, người hay cáu gắt bực bội.
=> Phương pháp chủ trị: Sơ can thanh thấp nhiệt
Khí trệ huyết ứ: trên lâm sàng thường thấy vào cuối kỳ kinh lượng ít, thậm chí vô kinh, tắc kinh, sắc kinh đỏ sẫm, đau vùng hạ vị, hiếm
=> Phương pháp chủ trị: Hành khí hoạt huyết
Tóm lại:
Đối với Đông Y việc chẩn đoán chính xác và đưa ra pháp điều trị chính chính xác giữ vai trò trọng yếu quyết định hiệu quả điều trị hơn là bài thuốc và vị thuốc.
Căn cứ trên triệu chứng lâm sàng qua quan sát, hỏi bệnh và tình trạng mạch tượng của bệnh nhân, người thầy thuốc tiến hành phân tích nguyên nhân, cơ chế gây bệnh và phân loại thể bệnh từ đó đưa ra pháp trị cụ thể cho từng người bệnh, và không nên lấy một hệ quy chiếu cho tất cả mọi người. Sau khi có một phác đồ hoàn chỉnh bệnh nhân vừa được giải quyết các triệu chứng của phần ngọn như rong kinh, bế kinh, mệt mỏi, cáu gắt… vừa điều chỉnh được nguyên nhân từ sự rối loạn các tạng phủ, từ đó hỗ trợ chức năng buồng trứng trở về trạng thái bình thường, nang trứng và noãn phát triển, trứng rụng và hệ nội tiết cũng như cơ thể được cân bằng.
Thầy Duy – Nam Y Thiện Dược
Bài viết bạn có thể xem:
“Hạnh phúc của đời sống con người là THÂN, TÂM, TRÍ đều tốt cả!”
Thân tốt là thân khỏe, thân khỏe là thân không mỏi, không mệt ,
TỬ CUNG LẠNH & TÂM BỆNH – NIỀM HẠNH PHÚC CHẠM TAY SAU 11 NĂM CHỜ ĐỢI
Câu chuyện về hành trình tìm con của mỗi cặp vợ chồng luôn chứa
CHỈ SỐ AMH THẤP HẠNH PHÚC MANG THAI TỰ NHIÊN Ở TUỔI 40 SAU BAO NĂM MONG CHỜ
Nhiều người thường nghĩ rằng sau 40 tuổi, việc mang thai gần như là
PHÒNG KHÁM THẦY DUY - NAM Y THIỆN DƯỢC