Từ lâu trong y học cổ truyền đã có câu “ 十個女人九個寒”“thập cá nữ nhân cửu cá hàn”, tức là cứ 10 người con gái thì hết 9 người có tử cung lạnh, chứng tỏ rằng chứng tử cung lạnh phổ biến hơn bao giờ hết, tuy nhiên vì triệu chứng không quá rõ ràng, cũng không gây quá nhiều khó chịu cho chị em, do đó mà mãi đến khi gặp phải tình trạng hiếm muộn hay đau bụng kinh thì các chị em mới tìm hiểu và điều trị.
Chứng tử cung lạnh ở đây không chỉ dừng lại ở vùng tử cung, chức năng tử cung suy yếu do lạnh mà còn bao gồm cả cụm bao gồm tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và những cơ quan liên quan hoạt động kém, khí huyết lưu thông kém, chức năng của các cơ quan trên suy yếu do lạnh gây ra.
Các chuyên gia sản phụ khoa về y học cổ truyển cho rằng nguyên nhân gây tử cung lạnh có thể đến từ thói quen xấu như ăn đồ sống và lạnh, đồ đá, tay chân tiếp xúc lâu dài với môi trường lạnh điều đó dễ khiến tử cung bị lạnh. Ngoài ra có thể do bẩm sinh, tiên thiên bất túc, nguyên khí kém, phần dương khí trong cơ thể thiếu hụt, cũng có thể đến từ việc ít vận động, ít tập thể dục, thậm chí có thể đến từ việc không giữ ấm cơ thể ở môi trường lạnh làm cơ thể dễ bị nhiễm lạnh.
Nói chung, chứng tử cung lạnh có thể được chia thành 2 loại “thực hàn” và “hư hàn”, phụ nữ mắc chứng tử cung lạnh với thể “thực hàn” thường là sức khỏe tốt, chỉ khi uống nhiều đồ uống có đá hoặc ăn đồ sống lạnh, khi đó tử cung sẽ tạm thời ở trạng thái lạnh, và sẽ xuất hiện các triệu chứng tạm thời như tăng tiết dịch nhờn hoặc lạnh và khó chịu trong bụng. Lúc này, chỉ cần giảm hoặc bỏ đồ lạnh và vận động nhiều hơn, thì phần lớn chứng lạnh tử cung có thể thuyên giảm.
Phần lớn phụ nữ mắc chứng tử cung lạnh lâu ngày đều thuộc thể “hư hàn”, đa số là do thận dương trong cơ thể yếu, không đảm bảo được chức năng ôn ấm tạng phủ, hình thành nên thể hư hàn trong nền dương hư. Tuy nhiên, cơ thể con người thường không hoàn toàn là “hư” và “lạnh”, mặc dù có thể nhiều phụ nữ có chứng tử cung lạnh, nhưng bên trong có thể cảm nhận cả hai trạng thái “lạnh và nóng” thay vì chỉ cảm nhận mỗi triệu chứng lạnh sợ lạnh.
Các chuyên gia về đông y cũng nhắc nhở rằng nếu phụ nữ mắc chứng “thực hàn” không thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống thường xuyên ăn salad rau diếp, ngồi lâu không vận động sẽ làm cho bệnh chuyển biến từ thế “thực hàn” thành “hư hàn”. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều phụ nữ khi còn trẻ uống nước lạnh bằng tay mỗi ngày, cơ thể khỏe mạnh, sau khi bước sang tuổi 30 thì bắt đầu kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, tay chân lạnh.
Khi mắc phải chứng tử cung, thường các chị em có thể không có triệu chứng gì, cũng có thể trải qua một hoặc một vài các triệu chứng sau:
- Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Tử cung lạnh thường có lượng kinh nguyệt ít hơn, màu sẫm hơn và có cục máu đông. Theo lý thuyết Đông y, tử cung bị lạnh sẽ khiến khí huyết bị ngưng trệ, khiến máu kinh ra không được thư thái, khi máu kinh bị tắc sẽ gây đau, dễ dẫn đến đau bụng kinh.
- Tay chân lạnh, dạ dày lạnh: Rất nhiều phụ nữ có thể lạnh cũng dễ bị lạnh bụng, lạnh tay chân, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt còn có triệu chứng eo đau, chân yếu.
- Khí hư ra nhiều, trong và loãng: tử cung là do thận dương khí không đủ, nên dễ ra khí hư nhiều, loãng như nước.
- Đầy hơi, vòng bụng (vòng 2) tăng kích thước: Khi tử cung quá lạnh và lượng calo không đủ, cơ thể sẽ tích tụ chất béo hoạt động như một “người bảo vệ tử cung” để dự trữ chất béo ở vùng bụng dưới để giữ ấm cho tử cung. Tử cung càng lạnh thì càng cần nhiều chất béo.
- Phù nề: Phụ nữ có tử cung yếu lạnh, khí không được điều hòa và thận khí trong cơ thể không đủ làm cho phần nước trong cơ thể không được chuyển hóa, dễ dẫn đến phù thũng, nặng nề 2 chân.
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu đêm: Theo lý thuyết Đông y, thận chủ về hệ thống sinh dục, khi tử cung yếu và lạnh, thận dương không đủ, khí của thận không đủ để đưa nước đi khắp cơ thể, dễ gây ra tình trạng đi tiểu nhiều lần trong ngày, thậm chí tiểu đêm.
Khi gặp một trong các triệu chứng trên, có thể bạn đang mắc phải chứng tử cung lạnh, đầu tiên bạn cần xem xét lại thói quen ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, và thay đổi những thói quen xấu để phòng tránh việc chuyển từ tử cung lạnh thể “thực hàn” thành thể “hư hàn”.
Tuy nhiên khi mắc phải thể “hư hàn” bạn cần sớm được điều trị để cải thiện những triệu chứng khó chịu hiện tại như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, kinh ít, thậm chí là điều trị và dự phòng tình trạng vô sinh hiếm muộn do nguyên nhân tử cung lạnh.
Một số phương pháp để phòng và cải thiện chứng tử cung lạnh:
- Ăn nhiều thức ăn nóng và ấm: tuy nhiên nếu có thể chất nóng lạnh hỗn hợp, nên ăn ít đồ ôn hòa để tránh quá nóng, nếu ăn quá nhiều đồ nóng có thể xuất hiện các chứng hư hỏa như lở miệng, nổi mụn.
- Thể dục thường xuyên: Đông y cho rằng “Động tắc sinh dương” tức là tập thể dục có thể sinh được dương. Đặc biệt, bơi lội có thể rèn luyện các cơ vùng chậu và giúp tử cung co bóp, tuy nhiên nên chọn bể bơi có nước ấm để giảm bớt sự lạnh và ảnh hường xấu của nước lạnh.
- Xoa lòng bàn tay và lòng bàn chân thường xuyên
- Ngâm chân trong nước âm nửa tiếng mỗi tối
Bài viết bạn có thể xem:
“Hạnh phúc của đời sống con người là THÂN, TÂM, TRÍ đều tốt cả!”
Thân tốt là thân khỏe, thân khỏe là thân không mỏi, không mệt ,
TỬ CUNG LẠNH & TÂM BỆNH – NIỀM HẠNH PHÚC CHẠM TAY SAU 11 NĂM CHỜ ĐỢI
Câu chuyện về hành trình tìm con của mỗi cặp vợ chồng luôn chứa
CHỈ SỐ AMH THẤP HẠNH PHÚC MANG THAI TỰ NHIÊN Ở TUỔI 40 SAU BAO NĂM MONG CHỜ
Nhiều người thường nghĩ rằng sau 40 tuổi, việc mang thai gần như là
PHÒNG KHÁM THẦY DUY - NAM Y THIỆN DƯỢC