Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh không còn quá xa lạ với các chị em phụ nữ, từ không triệu chứng đến những cơn đau dữ dội không chịu được ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và đời sống tinh thần, thậm chí là ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ. Vậy lạc nội mạc tử cung là gì mà hậu quả của nó phức tạp và nghiêm trọng đến vậy. Nói một cách dễ hiểu, lạc nội mạc tử cung là tình trạng nội mạc tử cung và mô đệm tùy hành vốn nằm ở trong lòng tử cung, nay nó nằm và phát triển ở một số cơ quan khác như buồng trứng, phúc mạc, cơ tử cung, trực tràng, bàng quang, thậm chí là não, phổi, niêm mạc mũi…
Với mỗi vị trí khác nhau, biểu hiện lâm sàng và hệ quả của lạc nội mạc cũng không giống nhau. Ví như lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng có thể gây nên triệu chứng đau bụng kinh với các mức độ khác nhau, cơn đau có thể được mô tả như chết đi sống lại, với tình trạng viêm liên tục tại buồng trứng, điều này có thể làm giảm việc huy động trứng khiến AMH giảm, rối loạn phóng noãn, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, thậm chí có thể giảm chất lượng trứng khi tạo phôi…
Khi khối lạc nội mạc nằm trong cơ tử cung hay còn được gọi với tên “Adenomyosis”, ngoài triệu chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, còn gây vô sinh do tình trạng viêm tại tử cung khiến phôi khó làm tổ, thậm chí sau khi làm tổ cũng có thể dễ dẫn đến xảy thai… .
Khi lạc nội mạc tử cung nằm ở trong hoặc ngoài vòi trứng, thì ngoài triệu chứng đau bụng khi hành kinh, nó có thể gây ra tình trạng dính, tắt vòi trứng …, điều đó cũng có thể dẫn dến vô sinh. Hay khi lạc nội mạc phát triển ở bàng quang có thể gây ra triệu chứng đau bụng, kích thích đi tiểu nhiều lần mỗi kỳ hành kinh, thậm chí tiểu máu. Có một điều có thể bạn chưa biết, chỉ có khoảng 10% phụ nữ mắc lạc nội mạc tử cung, nhưng con số này gấp tăng lên gấp 4 lần ở những chị em hiếm muộn. Điều đó cho thấy tầm ảnh hưởng to lớn của lạc nội mạc tử cung đối với tình trạng vô sinh hiếm muộn ở các chị em phụ nữ.
Tại sao một số người có lạc nội mạc tử cung, một số người lại không?
Hiện nay khoa học vẫn chưa tìm được chính xác nguyên nhân gây ra lạc nội mạc tử cung, và người ta đưa ra khá nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh, trong đó có 4 giả thuyết được giới khoa học ghi nhận bao gồm:
1. Thuyết trào ngược máu kinh: là sự trào ngược máu kinh mang các tế bào nội mạc tử cung vào phúc mạc và phát triển hệ thống mạch máu tại đó để cho các mảnh niêm mạc tồn tại, phát triển và xâm lấn. Điều này giải thích cho lạc nội mạc ở ổ bụng, phúc mạc, buồng trứng, vòi trứng, túi cùng …
2. Thuyết tế bào gốc: những tế bào gốc của nội mạc tử cung đa phần được cho là từ tủy xương sẽ theo mạch máu, mạch bạch huyết đến nội mạc tử cung, nhưng nó có thể bị lạc chỗ và gây bệnh tại đó. Điều này giải thích cho lạc nội mạc tử cung ở xa như phổi, niêm mạc mũi, não, da …
3. Thuyết tử cung 2 nguồn gốc: tế bào nội mạc tử cung (tử cung nguyên thủy) và lớp cơ tử cung (tử cung mới) có 2 nguồn gốc khác nhau, trong quá trình hình thành và phát triển của tử cung, tại vùng chuyển tiếp có sự xen lẫn nội mạc tử cung vào lớp cơ tử cung, điều này xuất hiện ở nhũng bệnh nhân có lạc nội mạc tử cung tại cơ tử cung nhưng không có triệu chứng đau.
4. Thuyết vi chấn thương: thường dùng để giải thích cho lạc nội mạc tử cung tại cơ tử cung (Adenomyosis), là tình trạng lớp nội mạc tử cung dưới vi tổn thương sẽ xâm nhập vào lớp mô đệm bên dưới nội mạc tử cung.
Sau khi chiến thắng hoặc thoát khỏi sự khống chế và tiêu diệt của hệ miễn dịch, tế bào nội mạc tử cung lạc chỗ được cấy ghép và phát triển, dưới sự biến động của nội tiết, nó cũng phụ thuộc vào nội tiết và hoạt động tự như lớp nội mạc tử cung ở trong lòng tử cung. Tuy nhiên vì không được bong tróc ra ngoài, các tổ chức lạc nội mạc có thể bị ứ đọng lại thành khối (có dạng nang chocolate), tăng dần kích thước, và gây viêm môi trường xung quanh khối lạc nội mạc.
Do đó bạn sẽ thấy rằng vai trò của hệ miễn dịch trong việc chống lại với mọi bệnh tật, không chỉ là bệnh do tác nhân bên ngoài, mà còn ở những nguyên nhân bên trong cơ thể. Chính vì lý do đó với việc lấy chính khí của con người làm gốc, đông y luôn chú trọng đến việc nâng cao chính khí, bồi bổ cơ thể, tăng cường chức năng hệ miễn dịch.
Đông y cho rằng khi chính khí suy, tà khí mới có thể xâm phạm và gây bệnh cho cơ thể, thậm chí khiến những cơ quan trong cơ thể không thể phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng mà gây bệnh. Khi chính khí vượng thì ngoại tà không có cơ hội gây bệnh, các cơ quan phối hợp nhịp nhàng thì làm sao bệnh sinh ra được, hoặc thậm chí có sinh bệnh thì cơ thể cũng đủ sức để chống lại. Đối với bệnh lý lạc nội mạc tử cung, trong đông y không có thuật ngữ hay có bệnh danh này, mà nó được xếp vào các chứng thống kinh THỐNG KINH – ĐAU BỤNG KINH. Trưng hà, bất dựng (vô sinh). Việc điều trị những chứng này dù là thuộc thể bệnh nào, đông y vẫn lấy chính khí làm trọng, dù bổ khí huyết, hay trục ứ, nhuyễn kiên, lợi niệu, hành khí hoạt huyết vẫn trên cơ sở bảo vệ chính khí, nhằm mục đích điều trị và dự phòng bệnh.
Bài viết bạn có thể xem:
TỬ CUNG LẠNH & TÂM BỆNH – NIỀM HẠNH PHÚC CHẠM TAY SAU 11 NĂM CHỜ ĐỢI
Câu chuyện về hành trình tìm con của mỗi cặp vợ chồng luôn chứa
CHỈ SỐ AMH THẤP HẠNH PHÚC MANG THAI TỰ NHIÊN Ở TUỔI 40 SAU BAO NĂM MONG CHỜ
Nhiều người thường nghĩ rằng sau 40 tuổi, việc mang thai gần như là
Tử Cung Lạnh: Hiểu đúng để sớm đón bé yêu
Hôm nay tôi lại nói về chứng Tử Cung Lạnh – một vấn đề
PHÒNG KHÁM THẦY DUY - NAM Y THIỆN DƯỢC